Cách lặn nước để không bị nổi và dài hơi
Có một điều thú vị trong bơi lội chính là khi biết bơi bạn thường có trạng thái nổi hơn là chìm mặc dù đang ở trạng thái thả lỏng. Điều này thì không phải là vấn đề nhưng vấn đề là đang lặn thì cơ thể cứ nổi lên? Việc nổi trong lúc lặn sẽ cản trở và gây khó khăn cho việc di chuyển trong nước. Vì thế bài viết này sẽ hướng dẫn, khắc phục cách lặn không bị nổi.
Làm sao để lặn nước mà không bị nổi?
Để lặn không bị nổi, người lặn nước cần tập luyện thường xuyên và nhuần nhuyễn các kỹ thuật quan trọng, chủ yếu sau đây:
– Kỹ thuật luyện cách hít thở khi lặn: Kỹ thuật này thường được hướng dẫn trong bài tập, khóa học về học bơi cơ bản: kỹ thuật nín thở, nhịn thở lâu dưới nước, cách thở dưới nước,…Để lặn không bị nổi, trước khi lặn, người bơi cần há miệng to để có thể hít vào lượng oxy nhiều nhất có thể (điều này rất quan trọng quyết định đến lặn dài, ngắn của bạn) và ngụp xuống nước, sao cho đầu chìm khuất trong nước. Sau đó bạn từ từ thở ra bằng mũi khi lặn trong nước. Kỹ thuật này cần được tập luyện nhiều và thành thạo, nhịp điệu thở đều đặn và cách hít thở sâu, nhiều sẽ quyết định đến thời gian lặn dài ngắn.
– Kỹ thuật kéo dài thời gian lặn nước: Kỹ thuật này cần chú ý về nhịp điệu thở đều đặn, nhịp nhàng và cần được tập luyện nhiều lần để điều chỉnh lượng hơi hít vào, thở ra sao cho đạt được thời lượng lâu nhất có thể.
– Kỹ thuật nhịn thở lâu khi lặn nước: Nhịn thở càng lâu thì lặn càng lâu và đạt thành tích tốt. Tuy nhiên do lượng oxy trong nước ít, phụ thuộc vào động tác hít trước khi lặn nên thời lượng lặn của người bơi có giới hạn. Thông thường, con người có thể nhịn thở từ 2 đến 3 phút, tuy nhiên dài, ngắn còn phụ thuộc vào việc tập luyện và trạng thái tâm lý của người bơi. Và hiển nhiên, càng tập luyện giới hạn sẽ được nâng cao và tâm lý sẽ thoải mái, bớt căng thẳng sẽ giúp bạn lặn lâu hơn trong nước.
– Kỹ thuật điều chỉnh độ chìm cơ thể và khả năng di chuyển trong nước:
Mỗi người bơi với thể trạng, cân nặng và thể chất khác nhau mà độ chìm của cơ thể cũng khác nhau. Tuy nhiên, người bơi có thể điều chỉnh độ chìm của bản thân để lặn không bị nổi bằng bộ dụng cụ lặn. Về cơ bản khi lặn thì cơ thể cần phải chìm và điều quyết định điều này chính là người bơi phải kiểm soát được các động tác của bản thân, cần bơi đúng kỹ thuật hoặc thở ra là có thể chìm. Nhưng cần chú ý nếu thở ra nhiều quá bạn sẽ hết hơi và nổi lên để tiếp thêm oxy. Vì thế cần thở nhịp nhàng, đều đặn và kết hợp các động tác bơi đúng kỹ thuật.
– Khả năng di chuyển trong nước khi lặn: Đây là sự kết hợp hài hòa giữa các động tác tay, chân, giữ thăng bằng, nhịp thở và làm đúng kỹ thuật bơi. Trước khi ngụp xuống, hãy rướn cơ thể xuống dưới để thân nằm thẳng úp. Kết hợp động tác chân đạp nước, động tác tay quạt nước, kết hợp thăng bằng cơ thể, nhịp thở và rướn người về phía trước theo đúng kỹ thuật của từng kiểu bơi khác nhau.
– Kỹ thuật thông tai khi lặn nước: Đây là kỹ thuật bịt mũi – thở ra, đây là nội dung khó cần tập luyện nhiều nhưng khi áp dụng nếu bạn thấy khó khăn và không thông khí hãy ngoi lên mặt nước để tiếp tục hít vào và thực hiện lặn nước như các nội dung vừa liệt kê trên.
Trung tâm dạy bơi cấp tốc thường xuyên khai giảng các khóa học bơi dành cho người mới bắt đầu. Đảm bảo bạn sẽ được hướng dẫn và chỉnh sửa từng động tác, kỹ thuật chuẩn xác nhất. Chỉ với một khóa học, bạn hoàn toàn có thể bơi lội thành thạo được.
Trung tâm dạy bơi cấp tốc
Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại Hà Nội, vui lòng liên hệ: Hotline: 0988.369.929 hoặc Facebook: Dạy bơi Cấp Tốc Thầy Quang Anh.