Động tác chân trong bơi sải
Trong bơi lội, động tác chân thật sự là một thử thách tương đối khó với những người mới bắt đầu. Một số người cảm thấy chân mình rất nặng như muốn kéo họ lại, một số khác nói họ cố gắng đập chân thật mạnh nhưng chẳng giúp họ tiến về trước nhanh hơn. Đôi chân của họ chỉ ở phía sau như một bộ phận thừa của cơ thể và không kết nối được với động tác bơi tổng thể. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở khía cạnh kỹ thuật động tác.
Động tác chân trong bơi sải là động tác đá chân luân phiên và có hai phần: đá lên và đá xuống. Pha tạo lực tiến là pha đá xuống. Muốn tạo lực tiến nhiều ở pha đá xuống, diện tích bề mặt mu bàn chân phải lớn. Bàn chân càng được duỗi thẳng, diện tích bề mặt bàn chân mà bạn có thể sử dụng để đẩy nước về sau càng lớn thì hiệu quả tạo lực tiến của động tác đá chân của bạn càng tốt. Nhiều bạn đập chân kiểu chỉ gõ mũi bàn chân xuống nước, chứ không phải cả mu bàn chân, nên có đập mạnh cũng như không.
Kỹ thuật bơi sải
Theo một bài báo khoa học cho rằng điều quan trọng nhất để có được lực đẩy lớn hơn từ các chi dưới không phải là sức mạnh cơ bắp lớn hơn mà là mức độ linh hoạt khớp cao của cổ chân. Khớp này có độ linh hoạt hạn chế vì con người ít duỗi mũi chân khi đứng thẳng trên mặt đất, nhưng muốn bơi dưới nước, chúng ta phải tập duỗi khớp cổ chân này để chúng phẳng ra như vây đuôi cá!
Về cảm giác chân nặng như có gì kép lại là do lỗi gập quá nhiều ở đầu gối khi đập chân. Đây là lỗi phổ biến trong động tác chân sải do người bơi bắt đầu động tác chân của mình bằng việc gập đầu gối ở pha đá lên. Họ muốn gập gối nhiều để đá xuống mạnh nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Trong thực tế, nó còn có thể kéo bạn giật lùi vì khi bạn gập đầu gối lên, bàn chân bạn đã đẩy nước sai hướng!
Cách sửa lỗi:
– Khi chúng ta đi bộ, chuyển động chân của chúng ta bắt đầu ở hông. Điều tương tự áp dụng cho động tác đá chân trong khi bơi. Hãy chắc chắn rằng đầu, hông và gót chân của bạn ở ngay bề mặt nước. Bắt đầu từ hông, chân chúng ta di chuyển thay phiên lên xuống liên tục. Gối và khớp cổ chân chỉ gập rất nhẹ khi di chuyển lên xuống.
– Một mẹo hữu ích là độ sâu của động tác đập chân chỉ nằm trong độ sâu chung của thân người (khoảng 20 – 30cm). Nếu bạn tập trung vào pha đá xuống (không phải pha đá lên), bạn sẽ có xu hướng giữ chân thẳng và dài hơn, mà không đá quá sâu.
– Bạn nên rèn luyện các bài tập đập chân riêng lẻ với một tấm ván. Hãy chắc chắn rằng các ngón chân duỗi thẳng nhưng cổ chân thoải mái để khớp có thể di chuyển tự do. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập chân sải với chân vịt. Khi đeo chân vịt, bạn không thể gập đầu gối quá nhiều và bề mặt lớn của chân vịt cũng giúp bạn cải thiện độ linh hoạt của khớp cổ chân.
Những yếu tố cơ bản để có động tác đập chân sải tốt: Chân đập từ hông; Chân đập luân phiên lên xuống với động tác phát lực từ động tác đập xuống; Chân gần như thẳng, chỉ hơi gập ở đầu gối để phát lực khi đập xuống; Cổ chân thả lỏng và linh hoạt (bàn chân mềm), các ngón chân duỗi thẳng.
Trung tâm dạy bơi cấp tốc thường xuyên khai giảng các khóa học bơi dành cho người mới bắt đầu. Đảm bảo bạn sẽ được hướng dẫn và chỉnh sửa từng động tác, kỹ thuật chuẩn xác nhất. Chỉ với một khóa học, bạn hoàn toàn có thể bơi lội thành thạo được.
Trung tâm dạy bơi cấp tốc
Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại Hà Nội, vui lòng liên hệ: Hotline: 0988.369.929 hoặc Facebook: Dạy bơi Cấp Tốc Thầy Quang Anh.