Bí mật liên quan đến độ nổi trong bơi lội
Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao người biết bơi lại có thể nổi được trên mặt nước? Tuy nhiên cũng có trường hợp nhiều người mặc dù không biết bơi nhưng khi xuống hồ bơi hay xuống biển thì vẫn có thể nổi được. Sau đây, chúng tôi xin bật mí với các bạn một vài bí mật liên quan đến độ nổi trong bơi lội nhé!
Bí mật 1: Chắc nhiều bạn đã biết Nguyên lý 80/20 hay còn gọi là Định luật Pareto. Trong học bơi, có 5 loại bài tập để nắm bắt được một kiểu bơi, đó là: tư thế cơ thể, chân, tay, thở, phối hợp. Ứng dụng nguyên lý 80/20 trong bơi lội, nếu bạn nào tập trung tối đa để hoàn thiện tư thế cơ thể (hay độ nổi), chiếm 20% trong tổng số 5 loại bài tập, thì bạn đã gần như hoàn tất 80% khả năng bơi tốt được kiểu bơi đó! Sai lầm phổ biến hiện nay là nhiều người tập trung vào học thở, học quạt tay, đập chân; không quan tâm nhiều đến học tư thế nên không đạt được kết quả như mong muốn vì không tập trung đúng vào yếu tố cốt lõi để tạo ra kết quả.
Tại sao con người có thể nổi được trên mặt nước?
Bí mật 2: Nổi là một đặc tính của cơ thể người. Một số người nổi rất tốt, trong khi một số người khác lại không nổi tốt được như vậy. Tất cả là do tỉ trọng của mỗi người. Tỉ trọng là tỷ lệ giữa mật độ hoặc khối lượng riêng của một chất nào đó so với mật độ hoặc khối lượng riêng của nước. Thường thì đàn bà thường nổi tốt hơn đàn ông. Khi cả đàn bà và đàn ông đi tắm biển (nước mặn) sẽ nổi tốt hơn khi họ bơi trong hồ bơi (nước ngọt). Người có mỡ nhiều nổi tốt hơn người cơ bắp nhiều và người có tỉ trọng xương cao.
Bí mật 3: Ngoài những yếu tố về hình thái học đặc trưng của từng người như trên (khó thay đổi được) thì có 2 nhân tố khác ảnh hưởng đến độ nổi mà con người có thể tận dụng để tăng khả năng nổi của mình trong nước, đó là yếu tố “Thể tích không khí trong phổi” và “Hình dáng cơ thể”.
Về hình dáng cơ thể, vị trí của các chi và đầu quyết định đến việc duy trì tư thế cơ thể nằm ngang trong nước, dẫn đến độ nổi của cơ thể cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Cơ thể hoạt động phần nhiều giống như cách hoạt động của bập bênh, nếu một đầu đi lên, sẽ có một đầu đi xuống. Đầu ngẩng quá cao thì chân chìm, các chi hoạt động không đối xứng thì cơ thể dễ mất cân bằng và cơ thể cũng sẽ bị chìm. Đó là nguyên tắc.
Về thể tích không khí trong phổi, người bơi cần giữ hơi thở một cách đều đặn khi đang bơi nhằm duy trì một lượng lớn không khí trong phổi. Một bong bóng được bơm đầy không khí dễ nổi trong nước hơn.
Bí mật 4: Mỗi người đều có một “trọng tâm”. Trọng tâm là một điểm nằm ở giữa chiều cao của người đó, có thể thay đổi tuỳ theo hoạt động cơ thể. Trọng lượng cơ thể ở phần bên trên và phần bên dưới trọng tâm được phân phối đều nhau. Nhưng cơ thể chúng ta lại có thêm một điểm cần quan tâm nữa là “tâm của độ nổi”, nằm ở vị trí tương tự như trọng tâm nhưng ở về phía gần đầu hơn. Khi cơ thể nằm trong nước, nó sẽ chịu tác động của 2 lực: một lực hướng lên thông qua tâm của lực nổi và một lực hướng xuống thông qua trọng tâm. Để cơ thể nổi được trong nước, 2 điểm này phải xích lại gần nhau. Muốn vậy, bạn phải dịch chuyển trọng lượng về phía đầu để trọng. Vì vậy, muốn nổi ngửa, bạn phải ngửa đầu ra sau một chút và nâng bụng lên cao hơn; còn trong tư thế nằm sấp, bạn cần gập đầu xuống để mắt nhìn thẳng xuống đáy hồ để trọng tâm dồn về phía trước và chân được nâng cao hơn.
Trung tâm dạy bơi cấp tốc thường xuyên khai giảng các khóa học bơi dành cho người mới bắt đầu. Đảm bảo bạn sẽ được hướng dẫn và chỉnh sửa từng động tác, kỹ thuật chuẩn xác nhất. Chỉ với một khóa học, bạn hoàn toàn có thể bơi lội thành thạo được.
Trung tâm dạy bơi cấp tốc
Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại Hà Nội, vui lòng liên hệ: Hotline: 0988.369.929 hoặc Facebook: Dạy bơi Cấp Tốc Thầy Quang Anh.